CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

THÔNG TIN LIÊN HỆ

MỤC TIÊU

TỔNG QUAN

BAN TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỐI HỢP

THƯ MỜI

ĐỒNG HÀNH

TỔ CHỨC

Thúc đẩy Thương mại điện tử xuyên biên giới

Hội thảo khoa học quốc gia

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và dịch vụ logistics đã hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam cũng bám sát xu hướng toàn cầu.

Hội thảo khoa học quốc gia về Thúc đẩy Thương mại điện tử xuyên biên giới là sự kiện học thuật đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề thương mại điện tử xuyên biên giới.
 
Những công trình nghiên cứu được trình bày tại Kỷ yếu khoa học sẽ góp phần thiết thực cho các hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật, thống kê, giải pháp kinh doanh, nghiên cứu và giảng dạy về thương mại điện tử xuyên biên giới. 

Đồng thời, các công trình nghiên cứu công bố trong Kỷ yếu khoa học và thảo luận tại hội thảo là những đóng góp có chất lượng cao đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng Luật Thương mại điện tử và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030.

Tổng quan

Thành phần tham gia

- Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, kinh tế số, kinh doanh quốc tế, hải quan, logistics, pháp luật kinh tế, v.v…
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ quan tâm tới thương mại quốc tế.
- Các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học về kinh tế, thương mại, công nghệ thông tin, luật thương mại quốc tế…
- Các tổ chức giáo dục đào tạo về thương mại điện tử, hệ thống thông tin quản lý, kinh tế số, quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế, luật thương mại quốc tế, logisitics, thanh toán quốc tế…
- Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ phục vụ kinh doanh trực tuyến, tiếp thị số…
- Nghiên cứu sinh, học viên sau đại học thuộc các chuyên ngành liên quan.

Kỷ yếu hội thảo

Các bài viết gửi đến Hội thảo sẽ được Hội đồng Khoa học của Hội thảo xem xét. Trên cơ sở tổng hợp các bài viết được Hội đồng này chấp nhận, Hội thảo sẽ phát hành Kỷ yếu có chỉ số ISBN. Kỷ yếu Hội thảo làm tài liệu tham khảo cho việc xác định, lựa chọn các định hướng lý luận và thực tiễn ứng dụng, làm tài liệu giảng dạy, tài liệu nghiên cứu, thực hành cho các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức liên quan đến đào tạo chính quy thương mại điện tử, kinh tế số, logistics, luật thương mại quốc tế và hệ thống thông tin quản lý.
Ngoài ra, Hội thảo sẽ kết nối với các tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí uy tín của HĐGSNN như Tạp chí Khoa học Kinh tế (JES) của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (được tính 0,75 điểm), Tạp chí Khoa học Công nghệ của Đại học Đà Nẵng (được tính 0,75 điểm). Theo đó, tác giả của bài báo có chất lượng được trình bày tại Hội thảo sẽ được Tổng biên tập các tạp chí nói trên mời nộp bài để xét công bố theo quy trình bình duyệt bài báo Tạp chí.

MỤC TIÊU

2. Xác định lợi ích và rào cản tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới đối với các doanh nghiệp Việt Nam

1. Đánh giá một cách khoa học hiện trạng, cơ hội và thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới

4. Khám phá các chính sách, mô hình và giải pháp dẫn tới thành công của các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực

3. Nghiên cứu các giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới

6. Đề xuất giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của thương mại điện tử xuyên biên giới

5. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu trực tuyến

Xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới trên thế giới và Việt Nam. Những yếu tố nổi bật có thể thúc đẩy hoặc cản trở thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các nguyên tắc của WTO đang bị thử thách nghiêm trọng.

CÁC CHỦ ĐỀ

Khái niệm thương mại điện tử xuyên biên giới, xuất khẩu và nhập khẩu trực tuyến; mối quan hệ giữa khái niệm này với khái niệm thương mại số (digital trade) theo WTO và các tổ chức quốc tế uy tín như UN và IMF.
Tình hình thống kê thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam và các đề xuất nâng cao năng lực thống kê lĩnh vực này.
Tầm quan trọng và những tác động của thương mại điện tử xuyên biên giới đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Vai trò của các nền tảng số đối với hoạt động xuất khẩu trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các công cụ, giải pháp nổi bật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam triển khai hiệu quả xuất khẩu trực tuyến.
Những ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin và truyền thông, vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics và hải quan đối với thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán cho thương nhân xuất khẩu trực tuyến. Những khó khăn về chính sách và pháp luật hiện nay đối với thanh toán cho hoạt động xuất khẩu trực tuyến và phương hướng xử lý.
Các chính sách và giải pháp dẫn tới thành công của các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến. Bài học từ các chính sách thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến của Trung Quốc và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Singapore.
Rà soát, đánh giá hệ thống chính sách và pháp luật của Việt Nam liên quan tới thương mại điện tử xuyên biên giới. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu trực tuyến.
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu trực tuyến. Những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của thương mại điện tử xuyên biên giới giai đoạn 2026 – 2030 và dài hạn.
Vai trò của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã hoặc sẽ ký kết cũng như hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới đối với xuất khẩu trực tuyến trong bối cảnh những thay đổi to lớn và khó lường của thương mại toàn cầu hiện nay.
Các nội dung khác do các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo cũng như các nhà khoa học đề xuất.

CHỦ ĐỀ 1

CHỦ ĐỀ 2

CHỦ ĐỀ 3

CHỦ ĐỀ 4

CHỦ ĐỀ 5

CHỦ ĐỀ 6

CHỦ ĐỀ 7

CHỦ ĐỀ 8

CHỦ ĐỀ 9

CHỦ ĐỀ 10

CHỦ ĐỀ 11

CHỦ ĐỀ 12

CHỦ ĐỀ 13

Mẫu bài viết

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

(bao gồm, nhưng không giới hạn)

3:20 PM

Lorem ipsum dolor sit amet

2:20 PM

Lorem ipsum dolor sit amet

1:20 PM

Lorem ipsum dolor sit amet
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aliquam leo leo, tincidunt ac lectus vel, tincidunt scelerisque sapien. Quisque commodo orci at odio aliquet pretium. 
Lorem ipsum dolor sit amet
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aliquam leo leo, tincidunt ac lectus vel, tincidunt scelerisque sapien. Quisque commodo orci at odio aliquet pretium. 
Lorem ipsum dolor sit amet
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aliquam leo leo, tincidunt ac lectus vel, tincidunt scelerisque sapien. Quisque commodo orci at odio aliquet pretium. 
Lorem ipsum dolor sit amet

BAN TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

BAN TỔ CHỨC

PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Phó Hiệu trưởng
Trường Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Ông Trần Trọng Tuyến

Phó Chủ tịch
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Ông Phạm Tấn Đạt

Uỷ viên BCH VECOM
CEO FADO

Ông Đỗ Hữu Hưng

Uỷ viên BCH VECOM
CEO ACCESSTRADE

TS. Đoàn Thị Liên Hương

Trưởng phòng, Phòng Khoa học và HTQT
Trường Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

ThS. Nguyễn Thanh Hưng

Hội đồng Tư vấn
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Ông Đào Trọng Khoa

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA)

Ông Trần Đình Toản

Thành viên Sáng lập
Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến (VESA)

Anh Vương Quang Huy

Phụ trách Thương mại điện tử Xuyên biên giới
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI

Ông Trần Văn Trọng

Tổng Thư ký
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

TS. Lê Diên Tuấn

Phó Trưởng khoa, Khoa TMĐT
Trường đại học Kinh tế
Đại học Đà Nẵng

TS. Võ Quang Trí

Trưởng khoa, Khoa TMĐT
Trường đại học Kinh tế
Đại học Đà Nẵng

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TS. Trần Hà Uyên Thi

Phó Trưởng khoa, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

PGS, TS. Lê Văn Huy

Hiệu trưởng
Trường Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TS. Lê Hoàng Oanh

Cục trưởng
Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương

TS. Võ Quang Trí

Trưởng khoa, Khoa TMĐT
Trường đại học Kinh tế
Đại học Đà Nẵng

TS. Lê Hoành Sử

Trưởng khoa, Khoa Hệ thống thông tin
Trường Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 

TS. Nguyễn Hữu Hảo

Trưởng khoa, Khoa Logistics – Thương mại Quốc tế, Đại học Hoa Sen

PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương

Phó Viện trưởng – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương
Phó Chủ tịch VALOMA

TS. Nguyễn Huy Tuân

Phó Hiệu trưởng, Trường Kinh tế và Kinh doanh – Đại học Duy Tân

ThS. Nguyễn Thanh Hưng

Hội đồng Tư vấn
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

[1] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử - Hướng tới xuất khẩu trực tuyến, 2024.

[2] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử - Khởi đầu giai đoạn mới, 2025.

[3] Access Partnership. Cuộc cách mạng thương mại điện tử tại Việt Nam, 2024.

[4] Access Partnership. Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu năm 2022: Nắm bắt cơ hội xuất khẩu qua thương mại điện tử tại Việt Nam, 2023.
 
[5] Dự án Thương mại số (Vietnam Digital Trade) của USAID và Bộ Công thương. Báo cáo “Việt Nam – Thương mại điện tử xuyên biên giới”, 2025. 

[6] IMF, OECD, UNCTAD và WTO. Handbook on Measuring Digital Trade, 2023.

[7] Hung Nguyen, Senior Industry Manager, Tech/eCom/Retail Google. Tiến ra thế giới trong thời đại hỗ trợ: Theo đuổi cơ hội tăng trưởng xuyên biên giới, 2020.

[8] Google. Đưa sản phẩm ra toàn cầu, 2022.

[9] TS. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Khánh Linh. Xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử: kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, 2024.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin liên hệ

1. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
- Địa chỉ: P702, 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Anh Vương Quang Huy: 098 666 8310, huyvq@vecom.vn

2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
ThS. Dương Quỳnh Anh: 0236-3954243, khoahoc@due.edu.vn

       HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM


Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) là một tổ chức phi Chính phủ với hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. 
Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. 


 

Address: P702, Toà nhà HKC, 285 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 8424 – 6259 8271

Email: office@vecom.vn

Website: https://vecom.vn/

                   TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
                          ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trường Đại học Kinh tế là một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học kinh tế hàng đầu của cả nước với bề dày gần 40 năm hình thành và phát triển.
Những năm qua, Trường đã đào tạo cho xã hội trên 50.000 cử nhân và hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế. Sinh viên do trường đào tạo luôn được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Hiện nay trường đang có hơn 20.000 sinh viên đang theo học các hệ đào tạo ở tất cả các bậc đại học và sau đại học.


 

Address: 71 Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng

Hotline: +84 511 3836 256

Email: dhkt@due.edu.vn

Website: https://www.due.udn.vn

TỔNG QUAN

MỤC TIÊU

BAN TỔ CHỨC

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

THÔNG TIN LIÊN HỆ